CÁCH VỆ SINH VÀ BẢO QUẢN CHĂN GA GỐI KHÁCH SẠN

Thứ năm - 21/03/2019 16:30
Có thể nói quá trình giặt ủi là một khâu quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định; Bởi hầu hết các khách hàng đều cho rằng khi vải có vấn đề gì, đặc biệt là vải bị xù, thì họ đều cho rằng do chất lượng vải kém; thật ra, vấn đề này không phải do chất lượng vải mà nguyên nhân thường gặp là do quá trình giặt là, các khách sạn hiện nay đều chọn giặt là công nghiệp tự động bởi giải pháp này dễ làm sạch sản phẩm khách sạn, nhưng chính lựa chọn này đang là nguyên nhân chính xảy ra trình trạng vải bị xù, vì vậy việc vải bị xù là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tư vấn với khách hàng về những vấn đề cần lưu ý trong quá trình giặt là để sản phẩm vải giảm tình trạng xù như sau:
tải xuống
tải xuống
  1. Những lưu ý trong quá trình giặt, là
       Có thể nói, đây là một khâu quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định; Bởi hầu hết các khách hàng đều cho rằng khi vải có vấn đề gì, đặc biệt là vải bị xù, thì họ đều cho rằng do chất lượng vải kém; thật ra, vấn đề này không phải do chất lượng vải mà nguyên nhân thường gặp là do quá trình giặt là, các khách sạn hiện nay đều chọn giặt là công nghiệp tự động bởi giải pháp này dễ  làm sạch sản phẩm khách sạn, nhưng chính lựa chọn này đang là nguyên nhân chính xảy ra trình trạng vải bị xù, vì vậy việc vải bị xù là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tư vấn với khách hàng về những vấn đề cần lưu ý trong quá trình giặt là để sản phẩm vải giảm tình trạng xù như sau:
  • Trước tiên là lựa chọn đúng nước giặt, ví dụ đối với loại vải 100% cotton chỉ chịu được kiềm, không chịu được axit, vì vậy việc sử dụng nhầm nước giặt có tính axit sẽ làm cho sản phẩm dễ bị xù, làm mỏng vải và dễ gây ra rách vải.
  • Khi giặt sản phẩm vải cần tuân thủ đúng quy trình giặt, ví dụ cần pha loãng nước giặt theo tỷ lệ trước (thông thường nhiều người đổ trưc tiếp nước giặt lên sản phẩm, gây ra việc nước giặt sẽ ngấm không đều và chất kiềm/axit trong nước giặt chưa pha cao), kết quả là nếu axit có tính mạnh bị cháy gây ra có lỗ thủng nhỏ. Vì vậy, nước giặt phải pha loãng trước khi đổ vào máy giặt.
  • Căn cứ theo phương pháp giặt chính xác, đặc biệt là nhiệt độ giặt, nhiệt độ quá cao dẫn tới những sản phẩm CVC hay sản phẩm là polyester mất tính đàn hồi và ma sát, xù lông. Vì vậy nhiệt độ giặt bình thường không quá 60 độ C.
  • Các sản phẩm không cùng chất liệu thì không thể giặt chung; lý do thứ nhất là thuộc tính nước giặt thích hợp với chất liệu của mỗi sản phẩm không giống nhau, có thể làm một trong các sản phẩm khác bị hỏng. Các sản phẩm 100% cotton, CVC và 100% polyester đều là các sản phẩm có thuộc tính khác nhau, không thể sử dụng chung loại nước giặt. Lý do khác, chất liệu khác nhau thì hệ số ma sát cũng cũng khác, điều này gây ra tình trạng ma sát xoắn lẫn nhau giữa các sợi của các sản phẩm khác nhâu, gây ra hiện tượng xù lông.
  • Sản phẩm mới trước khi đưa vào sử dụng cần giặt qua nước. Bởi vì các sản phẩm xuất xưởng đều là các thành phẩm lấy từ xưởng nhuộm, các hóa chất vẫn còn tồn đọng trong quá trình nhuộm không chỉ gây tổn thương cho da, hơn nữa, bản thân dịch thể của cơ thể có tính PH nhất định, mồ hôi và hóa chất tồn đọng trên sản phẩm sẽ gây ra phản ứng hóa học, dẫn đễn sợi sản phẩm bị xoắn và xù lông.
  • Sử dụng nước làm mềm vải hợp lý, để nâng cao độ mềm mại của sản phẩm, thì trong quá trình giặt có thể sử dụng nước làm mềm vải, nhưng vải sử dụng loại nước xả thích hợp, nếu không sẽ gây ra hiện tượng xù lông.
Kết quả hình ảnh cho giặt ui chan ga khach san

Đối với, quá trình là:
  • Trải phẳng mặt sản phẩm cần là trên 1 bề mặt phẳng và mềm.
  • Lưu ý nhiệt độ là không quá 110 độ C và phải là mặt trái, quá trình là chính là biện pháp xử lý bề mặt vải, làm vải phẳng phiu, không bị nhăn, mềm mại và các sợi cotton nhỏ xuất hiện trong quá trình giặt sẽ được xử lý, sờ không còn cảm giác ráp ráp tay.
  1. Những nguyên nhân gây ra xù, sùi vải.
     
Vải sọc 3cm

  Đây là hiện tượng một hay nhiều sợi xơ xuất hiện trên bề mặt vải, các sợi xơ này có thể bị xoắn lại với nhau tạo thành hạt trên bề mặt vải, gây ra bề mặt vải bị sùi gây mất mỹ quan, các xơ sợi này hình thành do quá trình ma sát và cũng do đặc điểm của thành phần, cấu trúc xơ sợi, kiểu dệt và điều kiện chăm sóc bảo quản sản phẩm tạo nên.
      Thêm vào đó, một số sợi có khuynh hướng dễ bị xơ vón mặt vải hơn các loại khác. Đặc biệt, đối với sợi tự nhiên khuynh hướng này ít hơn xơ sợi tổng hợp. Thông thường xơ sợi tự nhiên có chiều dài xơ ngắn hơn và độ bền thấp hơn xơ sợi tổng hợp. Kết quả là, khi các vón xơ hình thành trên bề mặt vải, các vón xơ này dễ bị phá vỡ bóc bỏ trên mặt vải xơ trước khi hình thành sùi vải. Vải từ xơ sợi tổng hợp thì không có khả năng này do xơ bền và chiều dài xơ thông thường đủ để giữ lại các vón xơ này trên bề mặt vải gây ra hiện tượng sùi của vải sợi tổng hợp..
  • Sợi pha trộn thành phần các vật liệu có khuynh hướng tạo xù lông và vón xơ nhiều hơn so với các vật liệu tinh khiết.
  • Sợi chi số lớn ít có xu hướng xù lông hơn sợi mảnh.
  • Độ xoắn tăng làm cho xơ gắn bó chặt chẽ hơn trong sợi và do đó làm giảm các xu hướng xù lông và sùi lông.
  • Sợi có hình dạng phẳng, tròn, mịn có xu hướng tạo sùi lông nhiều hơn.
  • Sợi tổng hợp hay sợi chống nước (hidrophilic) có xu hướng tạo sùi nhiều hơn sợi tự nhiên.
  • Chiều dài xơ: Chiều dài xơ ngắn là một nguyên nhân gây ra xù lông và vón cục xơ trên mặt vải. Chiều dài xơ ngắn thì số lượng xoắn bám vào sợi ít, dễ bị bong ra gây xù lông.
Vải khách sạn nhập khẩu

Để làm giảm thiểu bề mặt vải bị sùi:
  • Đốt lông đối với vải cotton để làm giảm bớt khuynh hướng xù lông.
  • Xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao trong thời gian thích hợp làm giảm bớt khuynh hướng này của vải.
  • Đối với vải Polyester/ Cotton, có thể dùng biện pháp xử lý nhiệt ở nhiệt độ thấp và lưu nhiệt dài để tăng khả năng kháng xù lông.
  • Lựa chọn nguyên liệu kéo sợi phù hợp.
  • Quy trình kéo sợi phù hợp, có tính đến khả năng kháng xù lông cho sợi và vải sau này.
  • Thiết kế vải với các thông số phù hợp.
  • Sử dụng các biện pháp kỹ thuật hoàn tất như đốt lông, hoặc xử lý cắt lông sinh học bằng enzyme…..
      Hiện tượng xù lông và vón xơ trên bề mặt vải có thể được khắc phục bằng những biện pháp thích hợp từ khâu sản xuất sợi, sản xuất vải và công đoạn hoàn tất.
      Ngoài ra, quá trình sử dụng cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng xù vải, ví dụ như quá trình giặt là, vì vậy cần lưu ý như ở mục 1. 
       

Tác giả bài viết: Thoa Huỳnh

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI& DỊCH VỤ DỆT MAY KIM THÀNH
back to top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây